Theo chia sẻ từ những người làm yến sào có kinh nghiệm thì thực phẩm “đắt xắt ra miếng” này vẫn có thể được làm giả để trông giống như thật. Nếu không có kinh nghiệm mua yến, bạn có thể mua phải hàng kém chất lượng. Vì thế, bạn nên lưu ý một số kinh nghiệm dưới đây khi lựa chọn yến sào:
Biết rõ màu sắc của yến thật: Tổ yến thật thường có màu trắng ngả vàng (yến thường), màu da cam, màu đỏ hoặc đỏ da cam (yến huyết). Trong khi đó, tổ yến giả thường có màu trắng, được làm bằng aga (bột rau câu) hoặc bằng keo Agenat trộn lẫn với tinh bột mì (sắn).
Tìm hiểu về mùi vị của tổ yến: Về mùi vị, tổ yến thật có mùi vị tanh và ẩm mốc riêng biệt. Song tổ yến làm giả thường có mùi lạ và hăng hắc.
Ăn thử yến đã được ngâm trong nước: Khi mua yến, bạn cần ăn thử sản phẩm này sau khi đã ngâm yến vào nước. Nếu tổ yến làm giả thì các kết cấu bằng tinh bột, khi gặp nước sẽ nhão ra. Tổ yến thật khi ngâm hoặc nấu đều không tan nhão, mà rã ra thành từng sợi yến nguyên vẹn và có ết cấu khá dai.
Thử với iốt, trà xanh hoặc nước trà: Bạn có thể cho yến vào dung dịch muối iốt để kiểm tra. Nếu là yến giả, dung dịch sẽ chuyển sang màu xanh vì iốt tác dụng với tinh bột. Đối với yến huyết có màu đỏ hoặc hồng thì bạn có thể cho vào nước trà hoặc trà xanh để thử. Yến giả nhuộm với chất có trong nước trà sẽ phản ứng hóa học và đen sẫm lại. Yến giả có phẩm màu nếu ngâm trong nước cũng sẽ bị mất màu, tan trong nước. Với tổ yến thật thì cho dù bạn có đem nấu chín tới 100°C thì vẫn còn vẹn nguyên màu sắc.
Cách ăn yến sào tốt cho sức khỏe
Những tác dụng của yến sào có thể khiến bạn cảm thấy món ăn đắt đỏ này cũng đáng giá vì “sức khỏe là vàng”. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ ăn yến sào có tác dụng gì hoặc không biết ăn yến sào đúng cách thì bạn sẽ có nguy cơ bị dị ứng, phản tác dụng và phí tiền vô ích.
Sau đây là những điều bạn nên lưu ý để biết cách ăn yến sào tốt cho sức khỏe.
Ăn yến khi nào tốt nhất?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng thời điểm tốt nhất để ăn yến sào là khi bụng đang rỗng. Bạn có thể ăn yến sào vào buổi sáng mới thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn yến sào vào giữa hai bữa ăn chính khi bụng còn rỗng. Đây là thời điểm thức ăn trước đó đã được tiêu hóa nên bạn có thể bổ sung thêm dinh dưỡng. Yến sào sẽ giúp các cơ quan tiêu hóa khởi động nhẹ nhàng và hấp thu dưỡng chất vào cơ thể.
Khoảng 1 giờ trước khi ngủ, nồng độ của các loại hormone tăng lên giúp tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất vào cơ thể. Đây là thời điểm chất dinh dưỡng phát huy công dụng tốt nhất cho cơ thể.
Ăn yến sào bao nhiêu là đủ?
Cơ thể con người có giới hạn về khả năng hấp thụ dưỡng chất ở một thời điểm nhất định. Dinh dưỡng dư thừa do không hấp thu được sẽ thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Vì thế, bạn không nên ăn yến sào quá nhiều kể cả khi đang mệt mỏi hoặc ốm đau. Bạn cũng cần biết cách ăn yến sào theo từng độ tuổi nhất định để cân nhắc liều lượng hợp lý.
Các chuyên gia khuyến cáo về liều lượng yến sào theo độ tuổi như sau:
Trẻ em 1 – 12 tuổi: 3g yến sào khô/lần
Trẻ vị thành niên và người lớn: 5 – 10g yến sào khô/lần
Đối với trẻ nhỏ, bạn nên cẩn thận khi cho bé ăn yến sào vì đây là một trong những thực phẩm tưởng lợi hóa hại cho trẻ. Bạn không nên cho trẻ ăn yến sào quá sớm, nhất là trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm.
Bạn cần chế biến yến sào khô đúng cách và không nên kết hợp với nhiều nguyên liệu khác. Hãy luôn nhớ rằng cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất khi ăn yến sào sẽ bị đào thải. Vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều sẽ rất phí phạm.
Ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng?
Bạn chỉ cần ăn yến sào một lượng nhỏ đều đặn sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn là ăn một lượng nhiều dồn vào một lần. Bạn có thể cân đối liều lượng yến sào theo từng đối tượng cụ thể sau đây:
Trẻ em: Bé 1 – 3 tuổi chỉ nên dùng 50g/tháng và dùng đều cách ngày. Bé 3 – 10 tuổi có thể ăn yến sào 100g/tháng, dùng đều đặn cách ngày 1 lần khoảng 6-7g/lần.
Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn yến sào. Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 có thể ăn trung bình 100g/tháng, dùng đều đặn cách ngày khoảng 7g/lần. Phụ nữ mang thai tháng 8 – 9 nên giảm liều lượng 70g/tháng, dùng cách ngày khoảng 5g/lần.
Người lớn tuổi: Yến sào đặc biệt tốt cho người lớn tuổi, đặc biệt là người già cần hồi phục sức khỏe sau khi đau ốm, phẫu thuật.
Tháng đầu tiên: ăn yến sào mỗi ngày 5g/lần, nên dùng khoảng 150g/tháng.
Tháng thứ hai trở đi: ăn cách ngày 1 lần đều đặn khoảng 6-7g/lần, nên dùng khoảng 100g/tháng.
Người đau ốm: Người bệnh đang trong giai đoạn điều trị có thể dùng đều đặn mỗi ngày 1 chén yến chưng đường phèn với liều lượng 5g/lần, trung bình dùng khoảng 150g/tháng. Tuy nhiên, yến sào chỉ là thực phẩm bồi bổ sức khỏe chứ hoàn toàn không có chức năng chữa bệnh như “thuốc tiên” như lời đồn thổi.
Người bình thường: Nếu bạn muốn tăng cường sức khỏe thì nên ăn yến sào lâu dài và đều đặn 2 lần/tuần với liều lượng khoảng 5g/lần là đủ.
Nếu chế biến yến sào theo cách khác, bạn sẽ khó mà điều chỉnh nhiệt độ. Nhiệt độ cao có thể phá hủy tác dụng của yến sào. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng yến sào như một nguyên liệu của món ăn, bạn vẫn nên chưng cách thủy trước khi cho vào món ăn đã hoàn thành.